ung-dung-yeu-to-phong-thuy-trong-thiet-ke-nha-o

“Ứng dụng” yếu tố phong thủy trong thiết kế nhà ở hiện nay như thế nào.

Phong thủy là một bộ môn khoa học, là nghệ thuật tổ chức không gian sống, là nghệ thuật bài trí và là một phần của kiến trúc.

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về phong thủy, nhưng hiểu thế nào cho đúng trong lĩnh vực thiết kế nhà ở thì chắc hẳn không phải ai cũng nắm được. Trong bài viết này, Kiến trúc Avi Việt Nam xin đưa ra những dẫn chứng cụ thể, khái niệm và các hình ảnh minh họa để quý bạn đọc nắm được và hiểu được nên ứng dụng yếu tố phong thủy như thế nào là phù hợp trong công tác thiết kế nhà ở dân dụng nhé.

Phong thủy – một nhu cầu thực tế.

Bây giờ làm nhà, mấy ai không đi… hỏi “thầy”? “Thầy” ở đây được hiểu là thầy phong thuỷ, và chủ nhà hỏi về vấn đề phong thuỷ cho ngôi nhà mình, hỏi về nội đung liên quan đến lô đất của mình để xây nhà. Chuyện này không phải là mới, từ xưa vấn đề phong thuỷ trong xây dựng công trình, nhà ở đã được quan tâm, ở cả tầng lớp vua quan, nhà giàu quyền quý cho đến thường dân, và mức độ quan tâm cũng phân theo đẳng cấp công trình và vị thế chủ nhân. Tuy nhiên hiện nay, mối quan tâm tới phong thuỷ, và yêu cầu chặt chẽ về phong thuỷ đã phổ biến hơn rất nhiều trong đại chúng.

Đường cong: Lối đi tránh cổng chính đâm trực diện cửa sảnh chính ngôi nhà

Đa số những người làm nhà chưa hiểu bản chất của phong thuỷ là gì, nhưng cũng cứ phải tới thầy để thầy coi, để thầy phán; và mang tâm thế thụ động, tin tuởng, chịu đựng tới mức nhẫn nhịn, mù quáng. Phong thuỷ là một môn khoa học, cứ hiểu theo cách như thế, thì bản thân nó là một chuyên ngành riêng, một nhánh hẹp, người hành nghề phong thuỷ xưa là thầy địa lý; chứ đâu phải “thầy” nào cũng có khả năng “phán” hay giải quyết vấn đề phong thuỷ. Nhưng nhu cầu về vấn đề này rất lớn, và trong bối cảnh kinh tế thị trường, có cầu ắt có cung; nên nhiều “thầy” vốn xuất thân là thầy tướng số, tử vi… cũng hành nghề phong thuỷ. Đã có kiến trúc sư thốt lên rằng bây giờ… loạn phong thuỷ!

Phương án xử lý khi cầu thang đâm trực diện ra cửa sảnh chính

Những vấn đề “Thầy” thường xem xét. 

– Hướng đất, nhà: đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của phong thuỷ và luôn là câu hỏi đầu tiên của chủ nhân đối với thầy phong thuỷ. Hướng tốt hay xấu, hướng hợp hay không hợp (mệnh, tuổi chủ nhân) nhiều khi quyết định tới giải pháp quy hoạch – kiến trúc, thậm chí là cả kế hoạch dự án. Có rất nhiều trường hợp chủ nhà quyết định… không xây nữa, đơn giản chỉ vì cuộc đất không hợp hướng (nhà phố thì không thể xoay được).

– Cổng, cửa: cổng và cửa chính là những nơi quan trọng, là bộ mặt của công trình, là lối ra vào thường xuyên, liên quan đến sinh hoạt và tất nhiên là những nơi cần xem xét. Hệ thống cửa (cửa đi, cửa sổ) còn được coi là nơi dẫn khí trong công trình.

– Bể ngầm: trong công trình nhà ở gia đình, bình thường và tối thiểu là có một bể ngầm chứa nước sạch và một bể phốt chứa chất thải. Bể nước sạch được coi là yếu tố dẫn tài lộc vào (nước cấp), bể phốt là nơi chứa và xả thải chất bẩn, các yếu tố bất lợi ra khỏi nhà.

– Cầu thang: Về cấu trúc không gian, cầu thang được coi là xương sống của ngôi nhà. Ở mặt khác, cầu thang được coi là hình tượng thanh long, lại là một yếu tố quan trọng trong bố cục phong thuỷ theo dịch học

– Bếp: nằm trong “chuỗi hệ thống” môn – táo – chủ. Không gian bếp và vị trí, hướng bếp nấu rất có ý nghĩa trong sinh hoạt gia đình và cả tín ngưỡng. Bếp là nơi chứa yếu tố “hoả” của ngũ hành.

– Phòng ngủ và phòng làm việc: là những không gian được mọi người cho là liên quan tới sức khoẻ, hạnh phúc gia đình, sự thuận lợi trong công việc, làm ăn; thành đạt trong học tập, công danh sự nghiệp của người sử dụng.

– Phòng thờ, bàn thờ: đây là không gian truyền thống gắn liền với văn hoá, phong tục, tín ngưỡng. Có thể có rất nhiều không gian mà chủ nhà không quan tâm tới vấn đề phong thuỷ nhưng phòng thờ, bàn thờ nhất thiết phải được xem xét thật kỹ.

Thiết kế không gian nội thất phòng thờ ấm cúng, hợp phong thủy.

Những “kiểu” thường xem xét. 

Những “kiểu” cần xem xét là những cách thức, thông tin được xem xét và yêu cầu cụ thể đối với những không gian, bộ phận kiến trúc đã nêu ở trên; hai vấn đề này quan hệ chặt chẽ và không tách rời nhau. Mỗi đối tượng đều có tiêu chí xem xét riêng, cụ thể là:

– Hướng: đối với hướng nhà, hướng cửa, hướng bếp nấu, hướng đặt bàn thờ, giường ngủ…

– Vị trí: cổng, cửa chính, các không gian sử dụng và sinh hoạt (phòng khách, phòng ngủ, bếp nấu, phòng vệ sinh…), các bộ phận công năng và kỹ thuật (cầu thang, bể ngầm, bể mái…) đặt trong tương quan với nhau và với tổng thể công trình.

– Kích thước, số lượng: cửa, bậc thang…

– Hình dáng: mặt bằng công trình, hình thức kiến trúc tổng thể, hình thức mái, các chi tiết trang trí…

– Màu sắc: tổng thể công trình hoặc các bộ phận kiến trúc tuỳ theo từng không gian cụ thể nhằm đạt tới yếu tố đắc lợi, phù hợp mệnh, tuổi chủ nhân (và các thành viên khác trong gia đình) trong quan hệ ngũ hành (tương sinh – tương khắc).

Phong thủy và kiến trúc – Cần tìm ra tiếng nói chung.

Xem ra, với những vấn đề cần quan tâm và các “kiểu” quan tâm như ở trên thì phong thuỷ quả thật là một trở ngại lớn với người thiết kế, là sự thách đố với kiến trúc sư – nếu phải giải quyết toàn diện. Gần như mọi ngóc ngách trong ngôi nhà, mọi bộ phận kiến trúc đều có những yêu cầu về phong thuỷ, thì việc xâu chuỗi dữ kiện để đưa ra một giải pháp khoa học kiến trúc đã là quá khó, nói gì đến sự sáng tạo? Đấy mới là mảnh ghép rời rạc, chưa kể những vô lý và mâu thuẫn giữa phong thuỷ với… phong thuỷ, giữa phong thuỷ với kiến trúc hay các yếu tố xã hội khác. Tất nhiên không phải chủ nhà nào cũng yêu cầu kỹ đến thế, nhưng cũng không ít chủ nhà yêu cầu… kỹ hơn và chính xác hơn – không có chỗ nào là không yêu cầu về phong thuỷ.

Tất cả những chuyện đó nói bao nhiêu cũng không hết. Người trót đi xem thầy thi luôn mang tâm lý cả nể, sợ sệt, hoang mang. Sợ nhất là bị phán kiểu doạ dẫm: nếu không làm theo thì nào hoạ hại, lục sát, cô quả, tử biệt… toàn là những từ Hán – Việt đọc lên đã thấy ghê rồi. Thế nên ai cũng một điều, hai điều thưa thầy, mong thầy… cứu giúp. Chả biết thầy “cứu giúp” như thế nào nhưng kiến trúc sư thì ngán ngẩm lắc đầu, bó tay!

Thực tế là nhiều kiến trúc sư đã phải tìm hiểu, nghiên cứu về phong thuỷ để hỗ trợ tốt trong công việc chuyên môn thiết kế của mình. Khi đó, phong thuỷ và kiến trúc sẽ được giải quyết hợp lý, khéo léo chứ không phải là sự chắp vá, khiên cưỡng. Cũng có rất nhiều trường hợp, từ những yêu cầu về phong thuỷ, kiến trúc sư đã đề ra được những giải pháp, ý tưởng kiến trúc hay, sáng tạo. Trường hợp này lại là một thuận lợi trong quá trình tư vấn thiết kế đối với chủ nhà.

Về mặt khoa học mà nói, không ai, không kiến trúc sư nào dám khẳng định phong thuỷ là vô lý, vô căn cứ. Về mặt xã hội thì ai cũng có một niềm tin, một tín ngưỡng của riêng mình ở mức độ nào đó. Và nhu cầu phong thuỷ trên thực tế cũng là mơ ước chính đáng về những điều tốt lành, cuộc sống tốt lành mà thôi, không phải là xấu. Cái chính là thái độ ứng xử của mỗi người, mỗi thành phần tham gia trong câu chuyện xây nhà, dựng cửa.

Qua nội dung bài viết mà Avi Việt Nam đã giới thiệu, nếu quý khách hàng đang có nhu cầu xây dựng cho mình một căn nhà mơ ước với một thiết kế đẳng cấp thì hãy liên hệ ngay tới số hotline 0815.55.22.55 của Avi Việt Nam để được các kiến trúc sư và chuyên gia trong ngành tư vấn cụ thể hơn nhé. Thân mến 1

Nguồn: Sưu tầm 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *